Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

ỨNG DỤNG VẬT LIỆU NHẸ TRONG XÂY DỰNG HIỆN ĐẠI

Trước hiện trạng đó, giải pháp nhà cao tầng là xu thế tất yếu đối với những thành phố đất chật người đông bom pccc. Để các cao ốc đạt được chiều cao tối đa, tải trọng nhẹ, tốc độ xây dựng nhanh, giảm chi phí, nhanh chóng đưa vào vận hành, các công nghệ và vật liệu xây dựng mới đã được ứng dụng triệt để.
Một trong các giải pháp đó là vách nhẹ kỹ thuật dành cho khu vực thang máy, thang bộ và các hệ thống đường ống kỹ thuật dọc theo trục đứng của cao ốc. Các khu vực này ngoài công năng mặc định trong công trình còn đảm nhiệm chức năng an toàn cho con người trong trường hợp xảy ra sự cố. Khi có hỏa hoạn, lực lượng cứu hỏa sẽ sử dụng thang máy để tiếp cận đám cháy, thang bộ là lối thoát hiểm duy nhất cho cư dân bên trong, còn các đường ống kỹ thuật dễ dàng trở thành đường ống dẫn lửa và khói giữa các tầng nên yêu cầu chống cháy cho những khu vực này rất nghiêm ngặt với 3 tiêu chí: hệ thống phải đứng vững, kín khói và đảm bảo yêu cầu cách nhiệt (nhiệt độ bề mặt trung bình dưới 140 độ C) trong suốt thời gian yêu cầu chống cháy.



Để thỏa mãn những tiêu chí trên, trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng truyền thống, lõi thang máy thường sử dụng vật liệu bê tông cốt thép nhằm kết hợp làm lõi cứng cho công trình. Tại Bắc Mỹ, để đẩy nhanh tiến độ, giảm tải trọng, các giải pháp như panel la-ti, khối xây gạch hoặc bê tông nhẹ được dùng làm lõi thang máy. Tuy nhiên, khi buồng thang di chuyển trong giếng thang, khối không khí bị dồn ép, kéo giãn tạo một áp lực dương phía trước thang và áp lực áp phía sau thang đến 700N/M2. Thực tế tại Mỹ, áp lực khối không khí đủ lớn để làm nứt khối xây vách thang máy và các công ty xây dựng đã từ bỏ giải pháp khối xây gạch cho vách thang máy từ những năm 1960, do đó cần một giải pháp bền vững và chịu lực tốt hơn.

Được phát minh tại Mỹ năm 1974, giải pháp vách thạch cao Shaftwall nhanh chóng trở nên phổ biến trong các nhà cao tầng bởi khả năng chống cháy đến 4 giờ, cách âm lên đến 71 dB, thi công theo định dạng lắp ghép từ một phía, cực nhẹ, nhanh chóng và chi phí thấp. Tòa nhà cao nhất thế giới Burj Dubai Tower hay công trình từng vô địch về chiều cao như Petronas Towers, Sears Tower đều sử dụng giải pháp này.

Tại Việt Nam, giải pháp vách thạch cao lõi kỹ thuật bắt đầu được ứng dụng từ năm 2009 tại các công trình Bitexco Financial Tower và Kumho Asiana, do Boral Gypsum Việt Nam cung cấp. Chúng đã chứng tỏ ưu điểm dễ thi công từ một phía và trọng lượng nhẹ.

Ks. Trương Nhật Linh (VNEPRESS.NET)

Trưởng phòng kỹ thuật Boral