Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Cấu tạo bồn chứa axit FRP và ứng dụng vật liệu Composite


Bon chua axit F.R.P được làm từ vật liệu composite F.R.P có khả năng chống lại sự ăn mòn của hóa chất và kháng lại sự phá hủy của môi trường. về mặt kinh tế chi phí sửa chữa, bảo trì cho bồn thấp hơn các loại bồn chứa bằng kim loại, nhôm sắt…Vật liệu composite có độ dẻo dai, khi nứt hay bể vỏ thùng. Do đó bồn chứa F.R.P thích hợp dùng trong qui trình xử lý chất thải, lưu trữ hóa chất, dung môi hay nuôi hải sản và chế biến thực phẩm, chứa nước muối, chứa nước sinh hoạt…
Bồn chứa axit composite F.R.P có kích thước và hình dáng đa dạng. Bon chua axit được chế tạo từ khuôn mẫu cũng được làm bằng vật liệu composite F.R.P và có thể thi công ngay tại công trình nên kích thước và hình dáng của bồn được sản xuất tùy thuộc vào từng công trình sử dụng. Vì thế sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng
Đặc tính: Bồn F.R.P có khối lượng nhẹ, không dẫn điện, không truyền âm, không hút chất lỏng. Bồn F.R.P có khối lượng nhẹ hơn bồn kim loại từ 5 đến 10 lần. Việc di chuyển giữa những nơi lắp đặt trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Bồn chứa axit F.R.P không dẫn điện giúp tạo nên môi trường lảm việc an toàn.
Ứng dụng vật liệu composite FPR thường được ứng dụng chế tạo:
  - Bồn chứa axit, bể chứa nước, bồn chứa dung môi.
  - Thung cho hang, thùng rác công nghiệp, thùng chứa rác gia đình
  - Tao dang mo hinh, tạo dáng khuôn mẫu, tạo dáng mô hình quảng cáo
  - Phu chong an mon, bọc phủ chống ăn mòn sản phẩm

www.ToanTienComposite.com 
Liên hệ kinh doanh: Mr Hòa - (+84)949.329.799

Ứng dụng composite trong công nghiệp


Composite là vật liệu được tạo thành từ sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều loại vật liệu khác nhau. Đây là loại vật liệu mới có tính năng kế thừa các đặc tính của vật liệu cấu thành dùng ứng dụng trong công nghiệp: thùng chở hàng, thùng rác công nghiệp, tạo dáng mô hình, phủ chống ăn mòn...

Vật liệu composite là sự kết hợp của các vật liệu nhằm phát huy các ưu điểm về tính năng kỹ thuật của các vật liệu cấu thành. Vật liệu này có khả năng chịu lực và độ cứng trên trọng lượng lớn, là loại vật liệu nhẹ so với các loại vật liệu truyền thống khác. Đây là loại vật liệu tiềm năng cho các ứng dụng trong tương lai, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao như công nghệ vũ trụ. Vật liệu composite thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và giới khoa học.
Tại Việt Nam, composite cũng đang dần được đưa vào sử dụng trong đời sống và các ngành công nghiệp.
Ứng dụng của composite trong hàng không
Trong những năm gần đây, composite được sử dụng chế tạo các bộ phận trên máy bay như kết cấu khung xương, thân máy bay, cánh, bộ phận dẫn hướng... Theo thống kê của hãng máy bay Boeing, chiếc Boeing Dreamliner 787 sử dụng đến 50% composite trên toàn bộ trọng lượng.
Một trong những lý do quan trọng nhất của việc ứng dụng rộng rãi loại vật liệu này trong ngành Hàng không là độ bền và độ cứng tương đối trên trọng lượng riêng của composite lớn. Điều này làm giảm tự trọng của máy bay, tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh doanh. Composite còn được sử dụng để chế tạo các chi tiết hình dáng phức tạp, góp phần làm giảm số lượng chi tiết trên máy bay, đồng thời giảm thời gian và chi phí lắp đặt sản phẩm.
Vật liệu composite cốt sợi thủy tinh có tính trong suốt đối với sóng rada, đặc tính này rất quan trọng trong các ứng dụng quân sự. Nó còn được sử dụng nhiều trong công nghệ vũ trụ.
Vật liệu composite trong ngành vận tải
Ứng dụng của composite trong ngành vận tải là rất lớn. Loại vật liệu mới này cho phép chế tạo các phương tiện vận tải nhẹ hơn.
Điều đó đồng nghĩa với việc tiết kiệm nhiên liệu, tăng khả năng chuyên chở và giảm ô nhiễm môi trường. Composite được sử dụng chế tạo thân và các chi tiết yêu cầu tính năng kỹ thuật cao trong các xe đua cũng như xe ô tô thương mại.
Ngày nay các toa xe tàu hỏa cũng được chế tạo bằng vật liệu composite. Hiệu quả của nó làm giảm thiểu tự trọng của các toa xe và đoàn tàu, tăng lượng hàng chuyên chở, tăng hiệu suất vận tải đường sắt.
Đặc biệt hơn, với yêu cầu ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường, các dòng động cơ mới như động cơ điện, fuel cell được đưa vào ứng dụng trong thị trường xe cơ giới. Hạn chế của các loại động cơ mới này là dung tích acquy sử dụng cho xe không cao, hạn chế tính cơ động của xe, trong khi giảm trọng lượng xe là rất cấp thiết cho các phương tiện sử dụng công nghệ xanh. Do đó, vật liệu composite được sử dụng tối đa trong chế tạo thân vỏ và các chi tiết trong thế hệ xe sạch này.
Vật liệu composite trong ngành đóng tàu
Composite được sử dụng rộng rãi trong việc chế tạo các loại tàu thuyền, xuồng cỡ nhỏ, cano... do chi phí đầu tư chế tạo phương tiện bằng vật liệu này thấp hơn sản phẩm cùng loại sử dụng chất liệu bằng gỗ, nhôm hoặc thép.
Bên cạnh đó, yêu cầu về tay nghề của công nhân cũng đơn giản hơn.Vật liệu composite sử dụng cho đóng tàu, mang lại lợi ích cao bảo dưỡng rất ít, không bị ăn mòn, han rỉ hay ảnh hưởng của môi trường nước biển. Composite cũng được sử dụng trong các tàu quân sự do tính trong suốt với rada của loại vật liệu này

www.ToanTienComposite.com
Liên hệ kinh doanh: Mr Hòa - (+84)949.329.799

COMPOSITE LÀ VẬT LIỆU ĐA THÀNH PHẦN


Nhẹ - chắc – bền – không gỉ - chịu hóa chất – chịu thời tiết…
Đó là những ưu điểm chủ yếu của vật liệu composite. Sự ra đời của vật liệu composite là cuộc cách mạng về vật liệu nhằm thay thế cho vật liệu truyền thống ở những mục đích thích hợp trong công nghiệp và đời sống. Vật liệu truyền thống có những điểm khó hoặc không thể khắc phục được như: nặng (bê tông, gạch, sắt thép), dễ vỡ (sành, sứ), mối mọt, khai thác nhiều thì ảnh hưởng môi trường sinh thái (gỗ), sét gỉ, chi phí bảo dưỡng cao (sắt thép), v.v… Những nhược điểm này khiến cho việc tổ chức sản xuất, vận chuyển phức tạp, đắt tiền, đồng thời sử dụng không thuận tiện, chi phí bảo quản cao, v.v…
Trái lại, với những ưu điểm nêu trên, composite có thể khắc phục những nhược điểm của vật liệu truyền thống. Vì vậy nó được ứng dụng vào những mục đích, những sản phẩm và ở những nơi mà những ưu điểm của composite được phát huy một cách có hiệu quả, thỏa mãn được yêu cầu trong sử dụng. Cho nên từ những năm 60 đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của công nghệ polymer, vật liệu composite đã không ngừng được phát triển cho đến ngày nay và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp và đời sống như: vật dụng gia đình, trang trí nội thất, tượng đài, cầu trượt, bể bơi, nhà cửa, tấm lợp, vách ngăn, ống dẫn, bồn chứa, bể xí tự hoại, vỏ ô tô, tàu thủy, xe lửa, máy bay, cấu kiện điện tử và cấu kiện cho ngành hang không vũ trụ…
Vậy composite là gì? – Đó là tên gọi chung của bất cứ vật liệu nào được tạo nên bời sự pha trộn các thành phần riêng lẻ trước khi sử dụng vào chế tạo sản phẩm cụ thể. Ví dụ: cát, sỏi đá, xi măng, nước được hòa trộn với nhau rồi cùng với cốt thép, đóng rắn lại thành bê tông, cho nên bê tông thực chất cũng là một dạng composite. Tên Composite xuất phát từ gốc tiếng Anh Compos (tiếng Pháp Compose’) có nghĩa là hợp nhất nhiều thành phần (nhiều chất) riêng lẻ tạo thành bằng cách hòa trộn chúng ngay trước khi sử dụng. Những thành phần riêng lẻ này nếu chỉ mình nó thì đặc tính và công dụng hoàn toàn khác. Nhưng nếu chúng kết hợp với nhau trong một quy trình hợp lý thì sẽ cho ta loại vật liệu hoàn toàn khác có đặc tính sức bền cơ lý hơn hẳn (bê tông là một ví dụ dễ thấy). Đó chính là vật liệu Composite. Nói cách khác Composite là vật liệu đa thành phần.
Composite có nhiều loại, được tạo ra tùy theo chất liệu thành phần và mục đích sử dụng. Ví dụ: trong công nghệ gốm sứ, công nghệ Polyme, v.v… đều có vật liệu được gọi compositeComposite thuộc chất dẻo nhiệt rắn bao gồm 2 thành phần chủ yếu là polyme và các loại sợi gia cường:
-          Polyme: Polyeste, vinyleste, epoxy…
-          Các loại sợi: thủy tinh, aramid, polyester, cacbon,…
-          Các chất: Xúc tiến (accelator), xúc tác (catalyst) và phụ trách khác tuy với tỷ lệ trọng lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu.
Composite cấu tạo từ loại sợi nào thì mang tên loại sợi đó. Ví dụ: composite cacbon (với sợi cacbon);compositethủy tinh (với sợi thủy tinh), v.v… Sợi thủy tinh là loại sợi gia cường được sử dụng rộng rãi nhất trong vật liệu composite. Nó đóng vai trò gia cường (tang sức bền) cho chất dẻo nên composite thủy tinh được viết tắt là FRP (Fiberglass reinforced plastic) hoặc GRP (Glass reinforced plastic). Trên thị trường cũng như trong sản xuất vật liệu này được gọi tắt là FRP, đôi khi ngắn gọn: sợi thủy tinh. Ví dụ: cano  làm bằng sợi thủy tinh v.v…

www.ToanTienComposite.com 
Liên hệ kinh doanh: Mr Hòa - (+84)949.329.799

Gelcoat - Khuyết tật & các khắc phục


Các khuyết tật thường gặp trong quá trình sản xuất vật liệu Composite
Hiện tượngNguyên nhânCách khắc phục
   Vết nhăn -   Lớp Gelcoat quá mỏng (nhỏ hơn 0.13 mm)
 -   Gelcoat chưa kịp đóng rắn đã đắp lên lớp khác
 -   Lớp Gelcoat phải có độ dày thích hợp 0,25 - 0,5 mm
 -   Kiểm tra độ dính: ấn ngón tay lên nếu bề mặt gel coat nếu có độ dính nhưng không dính nhựa lên tay là đắp lớp kế tiếp được
   Lỗ li ti -   Hệ thống súng phun -   Kiểm tra và vệ sinh súng phun
   Bọt khí -   Hiện tượng nhốt khí
 -   Súng phun quá áp
 -   Mỗi lần phun bề dày khoảng 0,13 mm
 -   Điều chỉnh áp suất khí theo bề dày lớp Gelcoat là tốt nhất, thường khoảng 40 - 80 PSI, tùy vào độ nhớt
   Mắt cá -   Tạp chất trên khuôn như bụi, ẩm, dầu -   Vệ sinh đường dẫn khí
 -   Sử dụng thiết bị lọc khí
 -   Bề mặt phun phải loại tất cả các vết dầu, đặc biệt là Silicone
   Phồng dộp khi ngâm trong nước -   Đóng rắn chưa hoàn toàn
 -   Chưa thấm ướt hết sợi
 -   Liên kết yếu giữa Gelcoat và lớp nhựa sợi kế tiếp, thường là do tạp chất
 -   Lớp Gelcoat mỏng
   Lòi sợi qua bề mặt Gelcoat -   Lớp Gelcoat quá mỏng
 -   Gelcoat chưa đóng rắn thích hợp
 -   Phun lớp Gelcoat dày hơn
 -   Tiến hành đắp sợi khi Gelcoat đã hơi khô bề mặt
   Gelcoat bị dính sang sản phẩm khác -   Sử dụng chất tách khuôn chưa đúng cách
 -   Chất tách khuôn không tốt
 -   Sử dụng thêm tách khuôn
 -   Thay đổi chất tách khuôn
   Đóng rắn chậm -   Nhiệt độ dưới 21°C
 -   Hàm lượng xúc tác thấp
 -   Độ ẩm cao
 -   Tăng lượng xúc tác
   Hiện tượng chảy -   Lớp Gelcoat quá dày -   Súng phun nên đặt cách khuôn khoảng 40 cm
 -   Mỗi lần phun nhiều nhất dày khoảng 0,4 mm
   Tách màu -   Kỹ thuật phun -   Giảm hàm lượng chất pha loãng
 -   Giảm bề dày mỗi lần phun
 -   Tránh phun chồng lên nhau
   Mất màu trên bề mặt sản phẩm -   Nhốt khí trong lúc phun -   Phun lên khuôn nhiều lớp  mỏng
 -   Vệ sinh đường dẫn khí của súng phun
 -   Bề mặt khuôn khô
   Lỗ thủng, vết sẹo -   Tỷ lệ nhựa/ xúc tác không phù hợp
 -   Áp suất khí quá cao hoặc quá thấp
 -   Vết dầu hoặc ẩm trên bề mặt khuôn
 -   Điều chỉnh lại tỷ lệ nhựa xúc tác
  -   Chọn áp suất phun phù hợp
  -   Vệ vinh khuôn
   Bề mặt lớp Gelcoat bị gồ ghề trước khi đắp lớp nhựa sợi tiếp theo -   Hiện tượng co rút lớp Gelcoat
 -   Lượng xúc tác dư làm thời gian đóng rắn quá nhanh
 -   Chậm đắp lớp nhựa sợi lên bề mặt gelcoat
 -   Bề dày lớp Gelcoat không đều nên thời gian Gel khác nhau gây co rút
 -   Bề mặt khuôn quá nóng
 -   Giảm hàm lượng xúc tác
 -   Phun Gelcoat thành những lớp mỏng
 -   Để khuôn nguội trước khi sản xuất tiếp

www.ToanTienComposite.com
Liên hệ kinh doanh: Mr Hòa - (+84)949.329.799

Hướng dẫn lựa chọn con lăn



Con lănƯu điểmKhuyết điểm
Loại có cánh - tiêu chuẩn

   Được dùng trong hầu hết các ứng dụng để loại trừ bọt khí. Thiết kế giảm sự trượt sợi do bán kính cong trên mỗi cạnh của con lăn   Không hiệu quả đối với các loại sợi dệt
Loại có cánh xẻ rãnh

   Một cải tiến mới so với loại thông dụng, xuất sắc với nhựa có hàm lượng độn cao và ít bọt khí   Có thể bị trôi nhựa nếu lăn quá nhanh
Loại rãnh dài

   Con lăn kiểu châu Âu, rất hiệu quả khi loại bọt khí là làm vệ sinh. Rất thích hợp với các loại sợi dệt hoặc đơn hướng   Có thể bị trôi nhựa nếu lăn quá nhanh. Có thể thấm nhựa lại nếu nhựa bị trôi ra ngoài nhiều
Loại sợi tổng hợp

   Sử dụng rất tốt trong việc đắp lớp ngoài và sợi đơn hướng, ngoại trừ các loại sợi cắt. Thao tác tốt trên các bề mặt phức tạp   Rất khó làm sạch. Sợi có thể bị kéo theo
Loại phá bọt

   Phá bọt xuất sắc trong tất cả các ứng dụng. Được ưa thích trong Epoxy và Xi măng   Không sử dụng cho các loại sợi vụn, khó làm sạch nhưng dễ hơn so với loại sợi tổng hợp


HƯỚNG DẪN CHỌN ĐÚNG KÍCH THƯỚC CON LĂN
Đường kính


 -   Chọn đường kính lớn nhất nếu có thể. Chi phí thêm một ít nhưng tiết kiệm thời gian lăn. Diện tích bề mặt con lăn sẽ tăng gấp 3x so với đường kính. Điều này cũng ảnh hưởng đến thời gian làm sạch sau mỗi ca sản xuất.
 -   Các sản phẩm của ES đường kính nhỏ hơn, các cánh gần và cạn hơn. Sử dụng loại đường kính nhỏ cho các sản phẩm mỏng, khử bọt nhanh hơn. Mỗi con lăn ES có một thiết kế riêng về cánh và độ sâu để tăng tối đa hiệu quả khử bọt.
 -   Đường kính lớn hơn thì dễ dàng làm sạch và trục con lăn lớn nên cách xa mặt đắp nên nhựa bị thấm vào các khe con lăn ít. Do đó, việc chọn con lăn tùy thuộc vào công việc và ý kiến của nhà sản xuất. 
Chiều dài con lăn
 -   Con lăn dài hơn thì diện tích lăn cũng tăng lên. Khi diện tích sản phẩm quá lớn và con lăn không thể lăn được thì có thể sử dụng con lăn Panel, loại này có thể kéo dài phạm vi thao tác của con lăn.

www.ToanTienComposite.com 
Liên hệ kinh doanh: Mr Hòa - (+84)949.329.799

Các loại chống dính khuôn (RELEASE AGENTS)


Rất nhiều vật liệu được định hình trong khuôn để tạo ra sản phẩm, từ hình dạng đơn giản cho đến phức tạp gồm nhựa, bê tông, kim loại và thủy tinh.
Các kỹ thuật khuôn khác nhau giúp nhà sản xuất làm ra hàng loạt sản phẩm giống nhau trong thời gian ngắn gồm có ép phun, ép nén, ép đùn, thổi và đổ khuôn. Ngoài vật liệu làm khuôn và vật liệu sản xuất ra sản phẩm, người ta còn phải sử dụng chất chống dính khuôn (còn gọi là chất tách khuôn) là lớp giữa khuôn và sản phẩm, tạo ra hiệu ứng trượt để tách sản phẩm ra khỏi khuôn dễ dàng.
Chất chống dính khuôn thường là một loại dầu được quét lên mặt trong của khuôn, giống như quét bơ vào đáy chảo trước khi nướng bánh. Tuy nhiên, với các vật liệu và kỹ thuật gia công khác nhau thì các thành phần hóa chất phối hợp trong công thức chống dính phải khác nhau để đạt được hiệu quả tách khuôn cao nhất.
Các loại chất chống dính khuôn 
  • Khi lựa chọn chất chống dính khuôn thì phải quan tâm đến vật liệu khuôn, ví dụ như kim loại phản ứng các chất bôi trơn khác so với polymer.
  • Chất bôi trơn không ảnh hưởng đến khuôn, nhưng phải có tác động hóa học (có thể là phản ứng hóa học) đến vật liệu sản xuất ra sản phẩm.
  • Chất bôi trơn cũng cần thêm một số chức năng phụ như tạo ra bề mặt khuôn bóng hoặc mờ.
  • Nếu vật liệu khuôn kết hợp từ nhiều loại vật liệu khác nhau, có cấu trúc hóa học phức tạp thì yêu cầu chất chống dính khuôn cũng phức tạp hơn, phải kết hợp được các hiệu ứng trượt khác nhau.
  • Một yếu tố quan trọng nữa là chất chống dính không bám dính lên bề mặt khuôn cũng như sản phẩm.
Sử dụng chất chống dính khuôn
 Chất chống dính khuôn thường được phun, quét, nhúng vải lau lên bề mặt khuôn tùy vào chất chống dính, kỹ thuật gia công và điều kiện sản xuất. Một số loại chống dính cần phải phủ một lớp dày trong khi có loại cần thời gian khô kéo dài (chậm) mới đạt được hiệu quả.
Xu hướng sản xuất chất chống dính
Một số loại chất chống dính vẫn còn chứa các thành phần hóa chất độc hại nên xu hướng tới là phải sản xuất chất chống dính “xanh”. Tuy nhiên cho đến hiện nay, chất chống dính gốc nước chỉ thay thế được một phần hiệu quả nó không cao bằng chống dính dung môi và thường yêu cầu nhiệt để bay hơi nước.ư

www.ToanTienComposite.com 
Liên hệ kinh doanh: Mr Hòa - (+84)949.329.799

Công nghệ mới giúp chế tạo xe đạp từ sợi nylon


Các nhà khoa học châu Âu vừa phát minh công nghệ sản xuất hoàn toàn mới có thể lợi dụng nylon, một loại vật liệu sợi để chế tạo xe đạp có độ cứng như một chiếc xe đạp bằng gang thép. 
Trên một mức độ nào đó, công nghệ chế tạo xe đạp từ sợi thế hệ mới giống như nguyên lý của máy in 3D.
Trước tiên, các nguyên liệu nylon, nhựa hoặc kim loại cần phải được nghiền thành bột mịn. Sau đó bằng thao tác lập trình máy tính, laser sẽ hòa tan các loại bột mịn và tạo thành các lớp rắn cố định, cuối cùng tạo thành hình dạng như chiếc xe đạp.
Theo Công ty hàng không vũ trụ và phòng thủ châu Âu (EADS), phương pháp trên không những có thể tạo được mọi hình dạng theo ý muốn của nhà thiết kế, giá thành chế tạo giảm 65% so với chế tạo bằng phương cháp cơ giới truyền thống, đồng thời hiệu suất sử dụng nguyên liệu lại nâng cao rõ rệt.
Hiện tại, các nhà khoa học của công ty EADS đã chế tạo được một chiếc xe đạp từ bột sợi nylon. Chiếc xe đạp này rất chắc chắn, độ cứng của nó tương tự như xe đạp được chế tạo bằng gang thép. Trong tương lai, công ty Airbus, công ty con của EADS sẽ chế tạo máy bay hạng nhẹ bằng cách lợi dụng công nghệ trên.
Theo một số chuyên gia, phát minh trên có thể ứng dụng trong chế tạo tên lửa và xây dựng trạm không gian vũ trụ.
Theo tchdkh.org.vn
www.ToanTienComposite.com
Liên hệ kinh doanh: Mr Hòa - (+84)949.329.799

“Vật liệu xanh” thân thiện môi trường


Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu tiêu hao điện năng, tiêu tốn ít tài nguyên... đang là hướng đi chung của nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) trong nước.


MT-21313556896_340x250
Bồn nhựa composite được sử dụng tại hệ thống xử lí nước thải Yên Sở (Hà Nội)
Trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại “vật liệu xanh” như tấm lợp, gạch xây, gỗ nhân tạo, điện năng lượng tái tạo, các chất chống thấm vô cơ, các loại sơn thân thiện với môi trường... Cùng với xu hướng này, Công ty CP đầu tư và Sản xuất Việt - Hàn (VHG) tại Quảng Nam đã nghiên cứu thành công vật liệu composite ứng dụng trong việc sản xuất các sản phẩm ống nhựa, bồn chứa, thanh định hình bằng composite phục vụ cho ngành xây dựng và công nghiệp.
Theo ông Phan Ngọc Đồng, Giám đốc Nhà máy Composite - FRP Việt – Hàn, sản phẩm ống nhựa, bồn chứa, thanh định hình chất liệu composite rất thân thiện với môi trường bởi những tính năng ưu việt: chịu sự ăn mòn cao như nước biển, hóa chất; chịu nhiệt độ cao thích hợp cho ngành dầu khí, ống dẫn khí thải, bồn hóa chất.
Sản phẩm có tính năng cách điện, không hấp thu nhiệt nên rất thích hợp sử dụng cho khu vực tập trung nhiều cáp điện và sấm sét. Đặc biệt, cấu tạo sản phẩm theo dạng xoắn nên chịu được áp lực nén, có độ bền cao hơn các sản phẩm bằng thép hay sản phẩm HDPE khác, trọng lượng nhẹ nên rất dễ vận chuyển và lắp đặt.
Sau 5 năm nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất, Nhà máy composite Việt - Hàn đã sử dụng các loại nhựa Polyester, vinyl ester hệ Bis Phenol A, Epoxy Novolac Vinyl Ester…, sợi thủy tinh các loại và cùng với sự kết hợp giữa công nghệ bằng tay (Hand lay - up) với công nghệ cuốn sợi (Filament Winding ) để tạo ra vật liệu nhựa gia cường sợi thủy tinh.
Các sản phẩm đều dùng nguyên liệu tinh chất nhập từ Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Mỹ, Trung Quốc…; áp dụng tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng chặt chẽ như tiêu chuẩn về sản phẩm ống FRP; tiêu chuẩn về thiết kế ống FRP (ANSI AWWA M45); tiêu chuẩn kiểm tra các đặc tính của ống và bồn FRP (ASTM D3299-95a, ASTM D9047); tiêu chuẩn quản lý quốc tế ISO 9001:2008.
Bởi vậy, các sản phẩm này có đặc tính nổi trội so với các sản phẩm cùng loại nhưng chất liệu khác như: tuổi thọ vĩnh cửu, độ cứng, độ bền cơ học cao, nhẹ, cách điện, cách nhiệt, không bị phân hủy trong môi trường axit, nước biển, tác nhân ôxy hóa dầu mỡ; không thẩm thấu nên không độc hại, chịu sự ăn mòn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh…
Kết cấu quấn lớp chặt chẽ giúp sản phẩm có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với các loại ống gang, thép, bê tông và độ cứng, không bị va đập gãy nứt như các loại ống nhựa HDPE. Kỹ thuật chế tạo tại Nhà máy VCC còn cho phép sản phẩm có thể thay đổi kích cỡ đường ống, độ dài thành phẩm, lắp ráp thuận lợi không lãng phí vật liệu, nhược điểm mà nhiều sản phẩm cùng loại không thể giải quyết được. Do vậy, việc thi công, lắp đặt, bảo quản rất đơn giản, thuận tiện.
Một lợi thế nữa của các sản phẩm này là giá thành sử dụng rẻ, chi phí bảo dưỡng và nhân công lắp đặt thấp; được Bộ Y tế chứng nhận an toàn thực phẩm khi sử dụng trong lĩnh vực cấp thoát nước sinh hoạt và được đánh giá là thân thiện, bền vững với môi trường xây dựng.
Hiện các sản phẩm ống, bồn chứa composit Việt Hàn đã được sử dụng tại nhiều công trình lớn như: Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Yên Sở (Hà Nội), hệ thống cấp thoát nước Hội An (Đà Nẵng), hệ thống xử lý nước thải KCN Phố Nối (Hưng Yên), Dự án cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước tại thị xã Cam Ranh - Khánh Hòa, cung cấp bồn an toàn thực phẩm FRP cho dự án xây dựng Nhà máy sản xuất nước chấm tại Bình Thuận,…

www.ToanTienComposite.com
Liên hệ kinh doanh: Mr Hòa - (+84)949.329.799

Tata Motors sắp sản xuất ô tô bằng vật liệu composite


Hiện phiên bản nguyên mẫu của mẫu xe giá rẻ mới được cho là đã hoàn thiện và được thử nghiệm an toàn nhưng chưa được đưa vào sản xuất ngay. Tata Motors sẽ kiểm tra và ổn định công việc kinh doanh của họ đối với dòng xe hiện hành, ra mắt những mẫu xe mới với mục tiêu giúp tăng doanh số trước khi trình làng mẫu xe giá rẻ mới tại thị trường Ấn Độ.
Hãng xe Ấn đã mua bản quyền công nghệ composite mới từ nhà tiên phong người Italy, Marcello Gandini, người đầu tiên sử dụng vật liệu composite trên siêu xe như Lamborghini Miura và Countach. Hiện nay trên thế giới, composite đồng nghĩa với "sợi carbon", loại vật liệu được các hãng siêu xe lựa chọn và có chi phí siêu đắt. Tata Motors sẽ sử dụng một tùy chọn công nghệ khác có tên PDP (poly diallyl phthalate) để sản xuất mẫu xe mới. Các bộ phận bằng PDP sẽ thay thế các bộ phận bằng thép của thân xe và khung gầm.

Thực tế, PDP rất nhẹ, cứng và rẻ. Về chất liệu và kết cấu lại tương đương với thép và nhôm. Một thân xe bằng kim loại cần khoảng 500 chi tiết nhưng bằng PDP thì con số chỉ còn khoảng 25. Vì thế kết quả mang lại là một chiếc xe nhẹ hơn nhiều, đồng thời sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn mà vẫn chắc chắn. Không những thế, xe còn có độ rung thấp và ít ồn hơn xe sử dụng nhiều kim loại.

Hiện vẫn chưa có thời điểm chính thức ra mắt xe giá rẻ mới. Tata Motors sẽ phải củng cố doanh số của các mẫu xe hiện hành, sau đó với có thể tập trung vào sản phẩm mang tính cách mạng mới.
www.ToanTienComposite.com
Liên hệ kinh doanh: Mr Hòa - (+84)949.329.799

Xử lý nước thải công nghiệp


Xử lý nước thải công nghiệp như thế nào
Nước thải công nghiệp là nước bị ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của con người. Các nguồn ô nhiễm nguồn nước trong phạm vi  từ các ngành công nghiệp sắt thép cho đến các đơn vị chế biến thực phẩm. Nước làm mát được sử dụng trong ngành công nghiệp sắt và thép bị ô nhiễm với các sản phẩm như cyanide và ammonia.
Trong hầm mỏ và mỏ đá, bùn của các hạt đá là chất gây ô nhiễm chính của nước. Mặc dù nước thải sản xuất trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tự phân hủy và không độc hại, nó có nồng độ cao của oxy sinh hóa và chất nhũ hóa. 
Trong ngành công nghiệp hóa chất hữu cơ, nước bị ô nhiễm bởi các dung môi, chất làm sạch, và các sản phẩm làm rửa. Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, thậm chí cả các dấu vết kết tủa của thủy ngân đã được pha loãng trong nước thải công nghiệp.

xử lý nước thải công nghiệp
Xử lý nước thải công nghiệp là quá trình làm sạch nước thải bị ô nhiễm bởi hoạt động công nghiệp được gọi là quy trình xử lý nước thải công nghiệp. Những chất gây ô nhiễm bao gồm amiăng, chì, ammonia, dung môi, vv, đều gây hại cho người và động vật như nhau. Quá trình này bao gồm việc gửi các mẫu nước thải cho các nhà máy xử lý nước để phân tích trước khi nó được phát hành vào môi trường. 
Kỹ thuật lắng đơn giản được sử dụng để loại bỏ các chất gây ô nhiễm rắn như bùn thải. Một phần lớn của nước thải công nghiệp bao gồm các dấu vết dầu mỡ có thể được gỡ bỏ bởi các thiết bị lướt. Phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải thường được phân tích bằng bùn hoạt tính hoặc  phương pháp lọc nhỏ giọt. Nó cũng có thể đốt cháy các chất hữu cơ hòa tan bởi quá trình oxy hóa nâng cao.
Quá trình trung hòa được sử dụng để phân tích các axit và kiềm trong nước thải, nhưng điều này có thể yêu cầu phân tích thêm vì thường xuyên trung hòa tạo thành một kết tủa có thể là độc hại. Chất gây ô nhiễm kim loại có thể được kết tủa từ nước thải, hoặc bằng cách thay đổi giá trị pH của nó hoặc bằng cách sử dụng các hóa chất khác.
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Trong các phương pháp xử lý khí, tác nhân sinh học được sử dụng để loại bỏ các chất gây ô nhiễm từ nước trong điều kiện thiếu ôxy. Những tác nhân sinh học bao gồm các vi sinh vật phân hủy trong bùn sau khi được lọc từ nước bị ô nhiễm, quá trình này còn được gọi là tiêu hóa các chất ô nhiễm trong nước. Phương pháp này là một phần quan trọng của hệ thống xử lý nước thải sinh học.
Quá trình nén khí xảy ra trong các bể khổng lồ kín. Trong giai đoạn đầu, sự phân hủy vi sinh vật bùn và chuyển đổi các axit hữu cơ, carbon dioxide, hydrogen và ammonia, trong khi ở các giai đoạn sau, bùn được chuyển đổi thành khí sinh học bởi methanogen, một vi sinh vật đơn bào. Khí sinh học này bao gồm khí methane và carbon dioxide. Các khí sinh học được sản xuất bởi quá trình này có thể được sử dụng như là một nguồn bổ sung năng lượng.
Công nghệ này đơn giản là phương pháp có hiệu quả cao và được biết đến để giảm sản xuất bùn dư thừa khoảng 90% ngành công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia, do đó, thay vì phàn nàn về bệnh ảnh hưởng của ô nhiễm nước công nghiệp chúng ta nên phát triển các phương pháp kiềm chế nó. Một trong những phương pháp xử lý nước thải khí. Mặc dù đơn giản, nó là một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong xử lý nước, và do đó phổ biến rộng rãi. Tại Hoa Kỳ, phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy xử lý nước thải, thành phố trực thuộc Trung ương.
www.ToanTienComposite.com

Vật liệu cách nhiệt trong công nghiệp


Những ngày mùa hè và mùa đông thị trường vật liệu chống nhiệt trở nên sôi động hơn với đủ loại vật liệu đa dạng, với đủ mức giá khác nhau. Hãy tham khảo những loại vật liệu sau đây dễ dàng lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất cho công trình của bạn.
1. Bông gốm cách nhiệt – chịu nhiệt:
Vật liệu Cách nhiệt - Bông gốm cách nhiệt - chịu nhiệt

Loại sản phẩm cách nhiệt siêu hạng chuyên sử dụng cho các lò nung, lò sấy là bông Gốm Ceramic (Ceramic Fiber). Có thành phần cơ bản là Alumino Silic đioxit (hợp chất của silic dưới sợi sa thạch hoặc thạch anh), bông gốm được tạo ra là để phục vụ cho các dự án cách nhiệt cực nóng – ngọn lửa trực tiếp từ 850oC lên đến 1800oC… Bông gốm được sử dụng trong các lò gốm sứ, lò gạch men, lò nung, lò sấy, lò cán nguội, lò hơi, lò nướng, bồn chứa acid, chứa dung dịch kiềm (alkali) và các ngành công nghiệp khác… Với công dụng cách nhiệt vượt trội, giá thành bông gốm cũng dao động từ 400.000 đến 900.000 đồng/ hộp.
Bông gốm Ceramic có nhiều hình dạng như : dạng cuộn, dạng tấm, dạng rời.
- Kích thước tấm : 0.6m x 0.9m x 25mm (50mm). 2 tấm/ hộp.
- Kích thước cuộn : 0.61m x 7.2m x 25mm. 1 cuộn/ hộp.
- Kích thước rời : 1 hộp = 10kg.

2. Bông khoáng cách nhiệt.
Vật liệu Cách nhiệt - Bông khoáng cách nhiệt

Bông khoáng (Rockwool, len đá) là loại vật liệu cách âm cách nhiệt được sản xuất, tác chế từ đá và quặng nung chảy, có tính năng cách nhiệt, cách âm và chống cháy rất cao; hệ số cách nhiệt thấp, không bén lửa, chịu được nhiệt độ lên tới 850oC. Sợi khoáng thiên nhiên này bền với môi trường, thường được sản xuất chế tác thành dạng tấm rất dễ thi công, lắp đặt.
Bông khoáng có dạng tấm, dạng cuộn, dạng ống; với nhiều tỷ trọng và độ dày khác nhau, khổ rộng 600mm, chiều dài tấm: 1200mm; cuộn 3000mm / 5000mm; ống 1000mm. Tùy theo tỷ trọng mà giá bông khoáng từ 250.000 – 500.000 đ/ kiện (6 tấm).
Chi tiết thêm về Thông số kĩ thuật bông khoáng và Báo giá bông khoáng.

3. Bông thủy tinh cách nhiệt – chống nóng.
Vật liệu Cách nhiệt - Bông thủy tinh cách nhiệt – chống nóng
Bông thủy tinh (Glasswool) được làm từ sợi thuỷ tinh tổng hợp chế xuất từ đá, xỉ, đất sét. Thành phần chủ yếu của Bông thuỷ tinh chứa Aluminum, Silicat canxi, oxit kim loại…; không chứa Amiang; có tính năng cách nhiệt, cách âm, cách điện cao, không cháy, mềm mại và có tính đàn hồi tốt. Nhiệt độ chịu được từ -4oC đến 350oC. Tiện ích cơ bản của bông thuỷ tinh là kết hợp với tấm nhôm, nhựa chịu nhiệt cao tạo ra một sản phẩm cách nhiệt cách âm vượt trội ở cả thể dạng cuộn hoặc thể dạng tấm. Giá thành từ 17.000 – 45.000 đồng/m2 theo tỷ trọng.
Chi tiết thông số kĩ thuật sản phẩm bông thủy tinh.
Báo giá bông thủy tinh.

4. Túi khí cách nhiệt – chống nóng.
Vật liệu Cách nhiệt - Túi khí cách nhiệt - chống nóng
Túi khí cách nhiệt được cấu tạo bởi lớp màng nhôm nguyên chất, bề mặt được xử lý oxi hoá phủ lên tấm nhựa tổng hợp Polyethylen chứa túi khí. Đặc tính phản xạ của lớp màng nhôm cao cộng với độ dẫn nhiệt của lớp túi khí thấp đã tạo khả năng cách nhiệt, cách âm, chống nóng cực hiệu quả cho sản phẩm này. Sản phẩm túi khí cách nhiệt có ưu điểm mỏng nhẹ, dễ vận chuyển, dễ thi công, thích hợp với những công trình diện tích lớn như chống nóng mái tole, vách tole nhà xưởng sản xuất, nhà kho, trường học, bệnh viện…, mà cũng thích hợp với nhà dân do giá thành phải chăng, từ 19.000 – 35.000 đ/m2 tùy chất lượng.
Thông số kĩ thuật chi tiết của túi khí.
Báo giá túi khí cách nhiệt – chống nóng.

5. Xốp PE – OPP chống nóng – chống ẩm.
Vật liệu Cách nhiệt - Xốp PE – OPP chống nóng – chống ẩm
Tấm Mút xốp PE-OPP (Crosslinked Polythyelene PE Foam) được cấu tạo bởi lớp PE thổi bọt khí bề mặt dán màng OPP (màng nhôm) đã qua xử lý chống oxi hoá, có chức năng cách nhiệt, cách âm, chống ẩm, chuyên dùng để chống ẩm lót ván sàn cho sàn gỗ các khách sạn, building… chống nóng chống ẩm cho nhà xưởng sản xuất, nhà kho, văn phòng các khu công nghiệp, khu chế xuất…; ngoài ra còn có tác dụng bảo ôn cách nhiệt, cách âm chống ồn. Giá sản phẩm này cũng đa dạng, từ 15.000 – 55.000 đ/m2 dựa vào độ dày và quy cách sản phẩm (1 mặt bạc hay 2 mặt bạc).
Thông số kĩ thuật và Báo giá chi tiết sản phẩm xốp PE-OPP.

6. Xốp XPS cách nhiệt – chống thấm.
Vật liệu cách nhiệt - Xốp XPS cách nhiệt – chống thấm
Tấm cách nhiệt cách âm XPS Foam (Extruded Polystyrene) là vật liệu cách âm, cách nhiệt, chống nóng đã được sử dụng từ lâu trong các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và công cộng. Khả năng cách nhiệt của sản phẩm này được thể hiện ở việc có thể tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng năm từ 343 – 344Kwh/m2 với sản phẩm xốp XPS có độ dày từ 15-18cm. Ưu điểm nổi bật của sản phẩm này là độ cứng cơ học vượt trội so với những vật liệu cách nhiệt thông thường, chịu nén và chịu được áp lực cao. Tấm XPS đáp ứng được những quy định về an toàn sức khỏe trong suốt quá trình sản xuất, lắp đặt và sử dụng.

www.ToanTienComposite.com

TIÊU CHUẨN KHI MUA THÙNG HÀNG


Để phục vụ cho đời sống vật chất hiện nay, các công ty chuyên cung cấp sản phẩn tiêu dùng sỉ và lẻ luôn nhắm tới các khách hàng nhỏ lẻ, để phân phối các sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng các duy nhất là vận chuyển tới tận nơi cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu đó sản phẩm thung cho hang ra đời nhằm chuyên chở sản phẩm nhỏ lẻ của các công ty thương mại sản xuất.

1. Xác định sản phẩm hàng hóa mà bạn muốn chuyên chở, kích thước độ lớn thùng phụ thuộc vào sản phẩm chuyên chở.
2, Nếu hàng hóa của quý khách nhỏ thì quý khách nên mua loại nhỏ, quý khách vừa tiết kiệm được chi phí và với kích thước nhỏ quý khách có thể dễ dàng di chuyển ở đường phố hiện nay
3, Mục đích chúng tôi đưa ra nhiều mẫu mã cho quý khách có nhiều lựa chọn cho phù hợp nếu sản phẩm vân chuyển của quý khách là loại nhỏ dưới 10cm thì quý khách nên mua những loại thùng có thiết kế nắp bên trên, thùng nắp trên có thể chứa được nhiều hàng hơn và khi chứa hàng thì hàng hóa sẽ không bị rơt ra ngoài như thùng nắp dưới song người lấy hàng phải cao hơn thùng và hàng hóa sẽ khó lấy ra ngoài hơn
4, Nếu hàng của quý khách là loại hàng to hơn 15 cm thì quý khách nên chọn mua những loại thùng có thiết kế nắp mở ngay bên dưới thùng vì khi quý khách lấy hàng hóa ra ngoài rất tiện lợi nhưng lại có nhược điểm khi xếp cao hàng và mở nắp ra hàng dễ bị tụt ra ngoài.
5, Nếu sản phẩm của quý khách là đồ ăn, đồ uống quý khách có thể mua thùng cách nhiệt tốt để an toàn thực phẩm, nếu là thùng chứa ly cafe thì quý khách lựa chọn thùng chở hàng nào có hộc để ly
Sản phẩm thùng chở hàng của công ty chúng tôi được làm từ chất liệu composite và thiết kế thuận tiện cho việc chở hàng tiện dụng, kiểu dáng công nghiệp giành cho các công ty Thức ăn nhanh, buôn bán mỹ phẩm, cung cấp sản phẩm tiêu dùng nhỏ lẻ, chuyển phát nhanh…



QUY CHUẨN BỂ CHỨA XĂNG DẦU

Trả lời: Vấn đề bạn hỏi, Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18-6-2013 của Bộ Công thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng, dầu quy định như sau:

1. Vật liệu làm bể chứa xăng, dầu là vật liệu chịu xăng, dầu và không cháy.
2. Lắp đặt bể chứa xăng, dầu tại cửa hàng phải tuân thủ các quy định:
a) Không được lắp đặt bể chứa xăng, dầu nổi trên mặt đất.
b) Không được lắp đặt bể chứa xăng, dầu và hố thao tác trong hoặc dưới các gian bán hàng.
c) Khi lắp đặt bể chứa xăng, dầu phải tính đến khả năng bị đẩy nổi và phải có biện pháp chống nổi bể.
d) Chung quanh bể chứa phải phủ cát hoặc đất mịn với chiều dày không nhỏ hơn 0,3m.
đ) Bể chứa lắp đặt dưới mặt đường xe chạy phải áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể.
e) Ðối với bể chứa bằng vật liệu không dẫn điện phải có biện pháp triệt tiêu tĩnh điện khi xuất, nhập xăng, dầu.
3. Bề mặt ngoài của bể chứa bằng thép lắp đặt ngầm phải có lớp bọc chống ăn mòn có cấp độ không thấp hơn mức tăng cường quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4090: 1985 Ðường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế.
4. Khoảng cách an toàn từ bể chứa xăng, dầu đến các công trình bên ngoài cửa hàng tuân thủ theo đúng quy định.
Theo báo nhân dân.

ỨNG DỤNG VẬT LIỆU NHẸ TRONG XÂY DỰNG HIỆN ĐẠI

Trước hiện trạng đó, giải pháp nhà cao tầng là xu thế tất yếu đối với những thành phố đất chật người đông bom pccc. Để các cao ốc đạt được chiều cao tối đa, tải trọng nhẹ, tốc độ xây dựng nhanh, giảm chi phí, nhanh chóng đưa vào vận hành, các công nghệ và vật liệu xây dựng mới đã được ứng dụng triệt để.
Một trong các giải pháp đó là vách nhẹ kỹ thuật dành cho khu vực thang máy, thang bộ và các hệ thống đường ống kỹ thuật dọc theo trục đứng của cao ốc. Các khu vực này ngoài công năng mặc định trong công trình còn đảm nhiệm chức năng an toàn cho con người trong trường hợp xảy ra sự cố. Khi có hỏa hoạn, lực lượng cứu hỏa sẽ sử dụng thang máy để tiếp cận đám cháy, thang bộ là lối thoát hiểm duy nhất cho cư dân bên trong, còn các đường ống kỹ thuật dễ dàng trở thành đường ống dẫn lửa và khói giữa các tầng nên yêu cầu chống cháy cho những khu vực này rất nghiêm ngặt với 3 tiêu chí: hệ thống phải đứng vững, kín khói và đảm bảo yêu cầu cách nhiệt (nhiệt độ bề mặt trung bình dưới 140 độ C) trong suốt thời gian yêu cầu chống cháy.



Để thỏa mãn những tiêu chí trên, trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng truyền thống, lõi thang máy thường sử dụng vật liệu bê tông cốt thép nhằm kết hợp làm lõi cứng cho công trình. Tại Bắc Mỹ, để đẩy nhanh tiến độ, giảm tải trọng, các giải pháp như panel la-ti, khối xây gạch hoặc bê tông nhẹ được dùng làm lõi thang máy. Tuy nhiên, khi buồng thang di chuyển trong giếng thang, khối không khí bị dồn ép, kéo giãn tạo một áp lực dương phía trước thang và áp lực áp phía sau thang đến 700N/M2. Thực tế tại Mỹ, áp lực khối không khí đủ lớn để làm nứt khối xây vách thang máy và các công ty xây dựng đã từ bỏ giải pháp khối xây gạch cho vách thang máy từ những năm 1960, do đó cần một giải pháp bền vững và chịu lực tốt hơn.

Được phát minh tại Mỹ năm 1974, giải pháp vách thạch cao Shaftwall nhanh chóng trở nên phổ biến trong các nhà cao tầng bởi khả năng chống cháy đến 4 giờ, cách âm lên đến 71 dB, thi công theo định dạng lắp ghép từ một phía, cực nhẹ, nhanh chóng và chi phí thấp. Tòa nhà cao nhất thế giới Burj Dubai Tower hay công trình từng vô địch về chiều cao như Petronas Towers, Sears Tower đều sử dụng giải pháp này.

Tại Việt Nam, giải pháp vách thạch cao lõi kỹ thuật bắt đầu được ứng dụng từ năm 2009 tại các công trình Bitexco Financial Tower và Kumho Asiana, do Boral Gypsum Việt Nam cung cấp. Chúng đã chứng tỏ ưu điểm dễ thi công từ một phía và trọng lượng nhẹ.

Ks. Trương Nhật Linh (VNEPRESS.NET)

Trưởng phòng kỹ thuật Boral